Sự phát triển của công nghệ thông tin, những đổi mới liên tục trong ngành tài chính cũng như sức tăng trưởng khủng khiếp của tiền ảo đã làm thay đổi hoàn toàn cách chúng ta sử dụng tiền tệ. Vì vậy, tiềm năng phát triển của Blockchain và tiền ảo là vô cùng lớn.
Không chỉ ở Việt Nam mà trên toàn thế giới, sự phát triển của công nghệ đang làm thay đổi toàn bộ cấu trúc hệ thống tài chính và cả bản chất của tiền tệ ở rất nhiều quốc gia. Điều này sẽ không chỉ dừng lại ở việc tạo ra những thay đổi về thói quen sử dụng tiền tệ của con người. Rất có thể, trong tương lai, chức năng cũng như nhận thức về tiền tệ của con người cũng sẽ bước sang một trang mới để thích nghi với kỉ nguyên số hiện tại
Chỉ mới gần đây thôi, khi thẻ tín dụng và thẻ ngân hàng vẫn là những công cụ chi tiêu chiếm ưu thế được nhiều người sử dụng nhờ vào sự tiện lợi cũng như tính bảo mật cao thì ngày nay, các hình thức thanh toán online tích hợp vào điện thoại thông minh như ví điện tử lại thu hút người dùng hơn cả.
Đặc biệt, dưới tác động của dịch Covid-19, khi mà mọi giao dịch, thanh toán đều phải thực hiện từ xa, toàn bộ hệ thống sinh thái thanh toán kỹ thuật số, bao gồm các ngân hàng, ví điện tử nói riêng và nền Fintech Việt Nam nói chung.
Với tốc độ phát triển hiện tại, không khó để dự đoán rằng hình thức sử dụng tiền tệ kỹ thuật số này sẽ sớm thay thế hoàn toàn các hình thức thanh toán hiện tại và trở thành công cụ sử dụng tiền tệ chính của con người trong tương lai.
Thế nhưng, tiềm năng phát triển của nền Fintech Việt Nam không chỉ dừng lại ở đó. Bên cạnh những chiếc ví kỹ thuật số đang trên làm mưa làm gió trên nền tài chính nước nhà, tiền ảo (Crypto currency) và cả những công nghệ tài chính đang phát triển khác là những cái tên với sức tăng trưởng khủng khiếp đang tạo ra sự cạnh tranh khốc liệt trong thị trường này.
Trong bài viết này, Innotech Việt Nam sẽ đưa ra những phân tích và dự đoán đối với loại tiền tệ có tiềm năng thay đổi toàn bộ nền Fintech Việt Nam nói riêng và thế giới nói chung.
Blockchain Và Tiền Kỹ Thuật Số (Digital Currency)
Tiền ảo – Cryptocurrency là một loại tiền kỹ thuật số được bảo mật và mã hoá bằng cách sử dụng công nghệ Blockchain. Hiện nay trên thế giới đang tồn tại hơn 16,000 đồng tiền ảo. Thống kê cho thấy tổng giá trị của toàn bộ số tiền ảo có thể lên đến 2000 tỷ đô.
Trong đó, Bitcoin, ra mắt năm 2009, là đồng tiền ảo đầu tiên trên thế giới áp dụng hình thức tài chính phi tập trung (DeFi). Đây cũng là đồng coin phổ biến và có giá trị nhất thế giới với giá trị vốn hoá thị trường lên tới 786 triệu đô la Mỹ (1/2022).
Thế nhưng, trong năm nay, giá của Bitcoin và các đồng tiền ảo khác có dấu hiệu giảm thê thảm sau khi Cục Dự trữ Liên bang có những chính sách đẩy sớm thời điểm tăng lãi suất cơ bản nhằm chống lạm phát. Các nền kinh tế thế giới cũng đang liên tục đưa ra những đề xuất nhằm kiềm hãm sự phát triển của loại hình thanh toán này.
Ngoài những rủi ro trên thị trường, tiền ảo còn gây nhiều tranh cãi khi các chuyên gia cho rằng chúng không bị ràng buộc bởi một ngân hàng nhà nước hay một tổ chức có chủ quyền nào, điều này khiến tiền ảo trở nên vô cùng khó (hay thậm chí là không thể) kiểm soát. Nói cách khác, tiền điện tử và đặc biệt là Bitcoin, thực chất được tạo ra nhằm những mục đích vi phạm pháp luật như rửa tiền, mua bán hàng cấm hoặc lách thuế.
Dù có nhiều tranh cãi nổ ra, song, sự phổ biến và số lượng người sử dụng tiền ảo đang tăng lên một cách chóng mặt, đặc biệt là thời gian gần đây. Tốc độ tăng trưởng của hình thức tiền tệ này nhanh đến mức nó sẽ là nguy cơ gây xáo trộn, hay thậm chí là khủng hoảng nền kinh tế thế giới trong vài năm tới.
Do đó, đang có rất nhiều doanh nghiệp, công ty tài chính và nhà đầu tư lớn nhảy voà khai thác tiềm năng tài chính khổng lồ đến từ tiền ảo. Hiện tại, có khoảng 300 triệu người, tương đương 4% dân số thế giới, đang sử dụng tiền ảo dưới các hình thức khác nhau và con số này được dự đoán sẽ tăng đáng kể vào cuối thập kỷ này.
Dự Đoán Xu Hướng Sắp Tới Của Tiền Ảo
Avivah Litan, nhà phân tích nổi tiếng và là phó chủ tịch của Gartner, cho rằng tiền ảo sẽ bắt đầu được sử dụng để thanh toán cho những giao dịch bán lẻ trong khoảng từ 3 đến 5 năm nữa. Hiện tại và trong vài năm tới, sẽ có rất nhiều nhà đầu tư quan tâm và sử dụng tiền ảo như một công cụ đầu tư, cụ thể là như một hàng rào chống lạm phát và như một giải pháp thay thế cho vàng.
Tuy nhiên, theo Litan, tiền ảo vẫn là một khoản đầu tư cực kỳ dễ bay hơi. Ở thời điểm hiện tại, một Bitcoin được định giá khoảng 31.187 đô la, thấp hơn nhiều so với đỉnh cao nhất của nó là 68.223 đô la vào ngày 10 tháng 11 năm 2021.
Mặc dù vậy, có rất ít dấu hiệu cho thấy các nhà đầu tư hoặc công ty sẽ bỏ qua món hời đầy tiềm năng mà tiền ảo đem lại. Vấn đề không chỉ nằm ở giá trị tiềm năng của đồng tiền ảo. Một số nhà đầu tư và công ty đầu tư vào tiền ảo vì họ muốn tham gia vào nền tài chính phi tập trung (hay còn gọi là DeFi).
DeFi đang bắt đầu thu hút các tổ chức tài chính với giá trị tiền ảo chiếm khoảng 0,08% tài sản và một số cuộc khảo sát cho biết các quỹ phòng đầu cơ sẽ nắm giữ 7% tài sản của họ bằng tiền điện tử trong 5 năm tới.
Các chính phủ trên khắp thế giới cũng đang mở cửa cho Blockchain và tiền ảo gia nhập vào nền tài chính của họ. Cho đến nay, 83 quốc gia đang thử nghiệm và triển khai mô hình tiền kỹ thuật số do Ngân hàng Trung ương phát hành, nhằm tạo ra loại tiền kỹ thuật số mà Chính phủ có thể kiểm soát được. Ở Việt Nam cuối năm vừa qua, Nhà nước cũng đã có một số đề án và kế hoạch nhất định nhằm triển khai mô hình tiền kỹ thuật số quốc gia này.
Để đạt được mục tiêu này, cần phải có những biện pháp nhằm hạn chế tối đa các hình thức gian lận, lạm dụng tiền ảo nhằm lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Vào năm 2024, Gartner dự đoán rằng các vụ trộm tiền ảo thành công và các mã độc tống tiền (ransomware) sẽ giảm 30% do tội phạm không thể di chuyển hay sử dụng các đồng tiền ảo bên ngoài mạng lưới Blockchain.
Đó là một dấu hiệu đáng mừng khi tỉ lệ tội phạm liên quan đến tiền ảo (chủ yếu là đánh cắp và lừa đảo) đã đạt đến mức cao nhất mọi thời đại vào năm 2021. Cụ thể, theo thống kê của Chainalysis, giá trị của số tiền ảo bị chiếm đoạt trái phép của năm 2021 lên đến 14 tỉ đô, tăng 6,2 tỉ đô la so với năm 2020.
Tuy nhiên, tiền ảo vẫn có những dấu hiệu đáng mừng trong năm qua. Trái ngược với sự tăng trưởng mạnh mẽ của việc sử dụng tiền ảo, số lượng tiền ảo được sử dụng cho các mục đích phạm pháp (rửa tiền, mua bán bất hợp pháp) đã giảm hẳn so với năm ngoái. Chỉ 0,15% khối lượng giao dịch tiền ảo vào năm 2021 liên quan đến các địa chỉ bất hợp pháp, giảm từ 0,47% so với năm 2020, theo Chainalysis.
Tiềm Năng Của Non-Fungible Token (NFT)
Bên cạnh tiền ảo, còn có một loại tài sản điện tử dựa trên mô hình Blockchain được coi là vô cùng cải tiến về mặt kỹ thuật, đem ra lợi nhuận khổng lồ nhưng lại thường bị nghi ngờ và hiểu lầm, đó chính là Non-Fungible Token (tạm dịch là tài sản không thể thay thế, viết tắt là NFT). NFT là một loại tài sản số hiện diện trên một Blockchain. Không giống với các loại tiền kỹ thuật số có thể tái sản xuất vô hạn khác, mỗi NFT có chữ kí số riêng biệt, biến đây thành loại tài sản độc nhất vô nhị và không thể thay thế được. Chúng thường được mua bằng đồng tiền ảo hoặc bằng đồng USD.
NFT tồn tại trong tất cả các dạng kỹ thuật số từ hình ảnh, video, nhạc, chữ viết hay thậm chí là những bài đăng trên các trang mạng xã hội. Ví dụ, vào tháng 3.2021, bài đăng Twitter đầu tiên của ông chủ Twitter là Jack Dorsey đã được bán với giá 2,9 triệu USD dưới dạng một NFT.
Ngoài ra, NFT cũng có thể là những mảnh đất trong các môi trường thế giới ảo, là trang phục số, hoặc là quyền sử dụng ví tiền mã hóa độc quyền.
NFT là một trong những sáng tạo vượt trội có thể quyết định tương lai của nền kinh tế thế giới. Mặc dù hầu hết mọi người vẫn chưa thấy được những giá trị thực sự của NFT, vào năm 2026, Gartner dự đoán rằng các trò chơi sử dụng NFT, hay còn gọi là GameFi (sử dụng các yếu tố của trò chơi điện tử như tích điểm và áp dụng công nghệ blockchain giúp người dùng giao dịch tài sản trực tiếp trong trò chơi) sẽ có khả năng đưa một doanh nghiệp vào top 10 các công ty có giá trị vốn hoá lớn nhất thế giới.
Hơn nữa, NFT được kỳ vọng sẽ trở thành một công cụ tiếp thị kỹ thuật số mạnh mẽ hơn trong những năm tới và sẽ có nhiều doanh nghiệp tranh giành quyền sử dụng các kênh truyền thông độc quyền bằng cách đấu giá NFT. Theo dự đoán, sức phát triển của NFT không chỉ nằm ở lĩnh vực trò chơi điện tử mà còn ở cả thể thao, dịch vụ tài chính, mạng xã hội và cả sản xuất công nghiệp.
Sự Xuất Hiện Của Metaverse Ảnh Hưởng Thế Nào Đến Tiền Ảo
Được xem là “cuộc cách mạng thứ hai sau Internet”, Metaverse đã làm bùng nổ thị trường công nghệ ngay từ khi xuất hiện trước công chúng. Với những công nghệ tiên tiến được sử dụng, Metaverse hiện nay là đang trở thành xu hướng mới của các ông lớn công nghệ và là xu hướng đầu tư không thể bỏ qua.
Mặc dù không thuộc sở hữu của bất kỳ công ty nào – Google, Microsoft và Samsung cũng đang tham gia với Facebook vào Hiệp hội XR. Facebook đã đặt phần lớn cổ phần vào mảnh đất ảo này cùng một chiến dịch Marketing công phu, bao gồm việc đổi tên chính mình thành Meta.
Tuy vẫn còn nhiều hoài nghi dành cho mô hình Metaverse, nhiều chuyên gia tin rằng đây sẽ là mảnh đất màu mỡ giúp tiền ảo xâm nhập vào các hệ thống bán lẻ và tăng trưởng mạnh mẽ trong tương lai. Litan tin rằng trong khi các doanh nghiệp đang loay hoay kiếm tiền từ mô hình DeFi, người tiêu dùng trong một vài năm nữa sẽ nhận thấy lợi ích của việc sử dụng tiền ảo thông qua Metaverse. Người tiêu dùng sẽ hình thành thói quen trả tiền cho mọi thứ bằng tiền ảo thông qua mạng xã hội Facebook, các trò chơi điện tử hay thậm chí là bất động sản trong vũ trụ ảo Metaverse.
Lời cuối
Fintech là một ngành có tốc độ thay đổi chóng mặt, do đó, tương lai của blockchain và tiền ảo vẫn còn là một dấu chấm hỏi lớn chờ được khai thác. Tuy nhiên, với những tiềm năng nếu trên, đây vẫn sẽ là vùng đất màu mỡ dành cho những nhà đầu tư.
Innotech Vietnam luôn nỗ lực phát triển cũng như cung cấp cho khách hàng những dịch vụ cũng như giải pháp tốt nhất về Fintech. Những doanh nghiệp lớn như ACB, Tyme Bank, Manulife, Unifimoney,… đã tin tưởng và lựa chọn hợp tác cùng Innotech trong nhiều dự án.
Nếu bạn đang tìm kiếm một giải pháp về Fintech Software Outsourcing, hãy liên hệ với Innotech Vietnam để được tư vấn và trợ giúp.
Email: [email protected]