our blog

10 Ứng Dụng Nổi Bật Blockchain Trong Ngân Hàng

Author: Innotech Vietnam Coporation
Date: 12/04/2020

Blockchain là một trong những xu hướng chính được ứng dụng trong ngành dịch vụ tài chính hiện nay. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu về blockchain và khám phá 10 ứng dụng nổi bật của công nghệ Blockchain trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng.

 

Định nghĩa Blockchain

 

Hãy bắt đầu lại từ đầu với định nghĩa blockchain trong ngân hàng là gì?

 

 

Công nghệ blockchain là một sổ cái phân tán dùng để ghi lại các giao dịch giữa hai bên một cách hiệu quả và được lưu trữ vĩnh viễn. Một blockchain tập hợp nhiều các khối dữ liệu riêng lẻ gồm các giao dịch liên quan và liên kết với nhau theo thứ tự nhất định. Tất cả các bên liên quan có thể chia sẻ với nhau thông qua “sổ cái” kỹ thuật số trên mạng máy tính mà không cần bất kì cơ quan trung gian nào. Đó là lý do tại sao giao dịch thông qua blockchain nhanh so hơn với giao dịch thông thường. 

Tốc độ chỉ là một trong những lợi ích mà công nghệ blockchain mang lại trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng. Ngoài ra, nó còn mang lại hiệu quả kinh doanh tốt hơn với sự minh bạch và độ bảo mật cao hơn trong giao dịch.

 

Ngân hàng nhận lợi ích từ công nghệ blockchain như thế nào?

 

Các tổ chức ngân hàng được tạo ra để kết nối và cho phép thực hiện các giao dịch thương mại với nhau. Và blockchain là một công cụ có thể thực hiện chúng trên phạm vi toàn cầu cực kì an toàn và minh bạch. Điều này có ý nghĩa rằng, ngân hàng sẽ là một trong những ngành dẫn đầu trong việc áp dụng công nghệ này.

Nó nắm giữ tiềm năng thương mại toàn cầu. Nó làm cho giao dịch hiệu quả hơn bằng cách loại bỏ các quy trình thủ công trên giấy, thay vào đó là các quy trình tự động và được sắp xếp hợp lý. Ngoài ra, blockchain là công cụ hợp tác tuyệt vời vì tính phi tập trung và không một thực thể nào có thể sở hữu nó.

 

10 trường hợp ứng dụng nổi bật của blockchain trong ngân hàng

 

1. Thanh toán nhanh hơn

 

Ngày nay, các ngân hàng truyền thống có thể cạnh tranh với các công ty fintech bằng cách đưa ra những sản phẩm mới tiện dụng hơn cho khách hàng. Ví dụ như thiết lập một kênh phi tập trung (ví dụ như tiền điện tử) để thanh toán, các ngân hàng có thể cung cấp cho khách hàng của mình dịch vụ thanh toán nhanh hơn với chi phí thấp hơn. Đó là nhờ vào công nghệ blockchain, các ngân hàng sẽ có thể cắt giảm nhu cầu xác minh từ bên thứ ba và đẩy nhanh thời gian xử lý chuyển khoản ngân hàng truyền thống. Ngay trong năm 2016, 90% thành viên Hội đồng thanh toán châu Âu tin rằng blockchain sẽ thay đổi ngành công nghiệp vào năm 2025. 

 

New Zealand là quốc gia đầu tiên trên thế giới cho phép trả lương bằng tiền điện tử New Zealand là quốc gia đầu tiên trên thế giới cho phép trả lương bằng tiền điện tử

 

2. Giao dịch liên ngân hàng

 

Trước đây, khi chưa có công nghệ Blockchain, việc thực hiện các giao dịch giữa các ngân hàng trung bình mất vài ngày để giải quyết.  

Ví dụ: Nếu bạn muốn gửi tiền từ tài khoản tại ngân hàng Đức đến một ngân hàng ở Hoa Kỳ, việc chuyển tiền đó sẽ được thực hiện thông qua Hiệp hội truyền thông tài chính liên ngân hàng toàn cầu (nói ngắn gọn là SWIFT). Mỗi ngày, các thành viên SWIFT gửi 24 triệu tin nhắn đến khoảng 10.000 tổ chức khác nhau.

Giao thức SWIFT tập trung chỉ xử lý các lệnh thanh toán. Tiền thực tế được xử lý thông qua một hệ thống trung gian. Qua mỗi giai đoạn lại mất thêm một khoản chi phí bổ sung và thường mất khá nhiều thời gian.

 

Chuyển tiền liên ngân hàng thông qua giao thức SWIFT mất khá nhiều thời gian Chuyển tiền liên ngân hàng thông qua giao thức SWIFT mất khá nhiều thời gian

 

Khi ứng dụng công nghệ Blockchain vào ngân hàng, bạn có thể cho phép các giao dịch ngân hàng được giải quyết trực tiếp và theo dõi chúng tốt hơn với giao thức hiện có như SWIFT. Bởi vì một sổ cái phi tập trung của các giao dịch như blockchain có thể cho phép các ngân hàng theo dõi tất cả các giao dịch một cách công khai và minh bạch. Các ngân hàng sẽ không cần phải dựa vào một mạng lưới các dịch vụ lưu ký và các cơ quan quản lý như SWIFT. Họ chỉ đơn giản có thể giải quyết các giao dịch trực tiếp trên một blockchain công khai.

 

3. Mua bán tài sản

 

Bằng cách loại bỏ người trung gian và chuyển giao quyền tài sản, blockchain làm giảm phí trao đổi tài sản và giảm sự bất ổn của thị trường chứng khoán truyền thống. Theo một nguồn tin, việc di chuyển chứng khoán trên blockchain có thể tiết kiệm từ 17 đến 24 triệu đô la mỗi năm trong chi phí xử lý thương mại toàn cầu. 

Thị trường tài chính thực hiện việc mua bán tài sản như cổ phiếu, hàng hóa,… thông qua một mạng lưới phức tạp gồm các sàn giao dịch, môi giới, trung tâm thanh toán bù trừ, lưu ký an ninh trung tâm và ngân hàng giám sát. Và tất cả các bên khác nhau đều xây dựng hệ thống lưu trữ bằng giấy, việc này dẫn đến mất nhiều thời gian hơn để xử lý giao dịch và có nguy cơ bị đánh cắp.

Blockchain sẽ cách mạng hóa thị trường tài chính bằng cách tạo ra một cơ sở dữ liệu phi tập trung về tài sản kỹ thuật số. Một sổ cái phân tán cho phép chuyển các quyền của một tài sản thông qua các thông báo mã hóa và nó có thể đại diện cho các tài sản đó ở bên ngoài. Các loại tiền tệ như Bitcoin và Ethereum hoàn thành điều đó với các tài sản kỹ thuật số thuần túy, nhưng nhiều công ty blockchain hiện đang nghiên cứu các giải pháp giúp chúng tôi mã hóa các tài sản trong thế giới thực như vàng hoặc bất động sản. Việc cắt giảm người trung gian sẽ giúp giảm chi phí trao đổi và đẩy nhanh quá trình thực hiện hơn.

 

4. Gây quỹ

 

Tăng vốn doanh nghiệp thông qua đầu tư mạo hiểm là một quá trình phức tạp ngày nay. Quá trình kêu gọi đầu tư được diễn ra như sau: Các doanh nhân kết hợp các sàn giao dịch, thực hiện vô số cuộc họp với đối tác, đàm phán về định giá và vốn chủ sở hữu và cuối cùng hy vọng sẽ nhận được tiền từ các nhà đầu tư.

Ngày nay, các công ty blockchain đang đẩy nhanh quá trình gây quỹ với một số lựa chọn thay thế. Chúng bao gồm: Initial Exchange Offerings (IEOs), Equity Token Offerings (ETO) và Security Token Offerings (STOs). Security Token Offerings (STO) hiện là lựa chọn phổ biến nhất vì được bảo vệ hợp pháp và đảm bảo bằng tài sản doanh nghiệp. Để có thể hưởng lợi từ mô hình này, các dự án của doanh nghiệp cần phải vượt qua một quy trình thẩm định cực kỳ nghiêm khắc. Những người tiên phong của Security Token Offerings (STO) là công ty như Scerri & Concise Ltd và nền tảng giao dịch Equity Token Offerings (ETO) nổi bật nhất hiện nay là Neufund. 

 

Scerri & Concise Ltd là công ty tiên phong trong việc hưởng lợi từ mô hình Security Token Offerings (STO) Scerri & Concise Ltd là công ty tiên phong trong việc hưởng lợi từ mô hình Security Token Offerings (STO)

 

5. Tín dụng và cho vay

 

Các tổ chức ngân hàng truyền thống bảo lãnh các khoản vay bằng cách sử dụng một hệ thống báo cáo tín dụng. Các ngân hàng thường xử lý các đơn xin vay này bằng cách đánh giá rủi ro thông qua các yếu tố như điểm tín dụng, tình trạng sở hữu tài sản hoặc tỷ lệ nợ trên thu nhập. Để có được tất cả thông tin đó, họ cần yêu cầu báo cáo tín dụng của khách hàng được cung cấp bởi các cơ quan tín dụng chuyên ngành. 

Các hệ thống tập trung như vậy thường gây hại cho người tiêu dùng vì chúng chứa thông tin sai lệch. Hơn nữa, việc tập trung thông tin cá nhân như vậy trong một số ít các tổ chức khiến nó rất dễ bị tấn công. Năm ngoái, Equachus, cơ quan quản lý hồ sơ tín dụng, đã bị hack và tiết lộ thông tin tín dụng của hơn 145 triệu người Mỹ. Bằng cách ứng dụng công nghệ blockchain, quy trình cho vay sẽ nhanh và an toàn hơn vì các khoản vay được lập trình phức tạp, ước tính cấu trúc và thế chấp cho vay hợp lý. Điều này sẽ khiến cho doanh nghiệp cũng như khách hàng yên tâm hơn trong việc cung cấp và sử dụng dịch vụ.

 

6. Tài chính thương mại

 

Một ứng dụng khác của Blockchain là được thiết lập để cách mạng hóa lĩnh vực tài chính thương mại. Tài chính thương mại là lĩnh vực đề cập đến tất cả các hoạt động tài chính liên quan đến thương mại quốc tế. Ngày nay, nhiều hoạt động tài chính vẫn đang dựa vào các thủ tục bàn giấy như hóa đơn, thư tín dụng,… Nhiều hệ thống quản lý cho phép thực hiện những công việc này bằng trực tuyến, nhưng quá trình này mất khá nhiều thời gian.

Tài chính thương mại dựa trên Blockchain sẽ hợp lý hóa quy trình giao dịch bằng cách loại bỏ các quy trình thủ công trên giấy tờ tốn nhiều thời gian như vậy. 

 

Tài chính thương mại dựa trên Blockchain sẽ hợp lý hóa giao dịch loại bỏ các quy trình thủ công trên giấy tờ tốn thời gian Tài chính thương mại dựa trên Blockchain sẽ hợp lý hóa giao dịch loại bỏ các quy trình thủ công trên giấy tờ tốn thời gian

 

Ta có thể xem xét ví dụ dưới đây:

Trong các hệ thống tài chính thương mại truyền thống, tất cả những người tham gia cần duy trì cơ sở dữ liệu của riêng họ cho các tài liệu liên quan đến giao dịch. Và tất cả các cơ sở dữ liệu này cần phải được liên tục đối chiếu với nhau. Vì vậy, chỉ cần xảy ra một lỗi trong một tài liệu, thì sẽ được sao chép thành các bản sao của tài liệu này trong các cơ sở dữ liệu khác nhau của mỗi người. 

Công nghệ Blockchain giúp ích như thế nào? Với blockchain, không cần phải giữ một vài bản sao của cùng một tài liệu. Bởi vì thông tin đã được tích hợp vào một tài liệu kỹ thuật số, được cập nhật theo thời gian thực và có thể được truy cập bởi tất cả các thành viên. Nên những người tham gia có thể chỉnh sửa trên đó mà không cần bất kỳ bản sao nào.

 

7. Xác minh danh tính kỹ thuật số

 

Các ngân hàng sẽ không thể thực hiện các giao dịch tài chính trực tuyến mà không xác minh danh tính của khách hàng. Tuy nhiên, quy trình xác minh bao gồm nhiều bước và mất nhiều thời gian khiến người dùng khó chịu. 

Với blockchain, người dùng và ngân hàng sẽ được hưởng lợi từ các quy trình xác minh nhanh hơn. Đó là bởi vì blockchain sẽ giúp sử dụng xác minh danh tính lại cho các dịch vụ khác một cách an toàn. Người dùng chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất và không cần phải đăng nhập nhiều lần – miễn là nhà cung cấp đó cũng được cung cấp bởi blockchain. Người dùng có thể chọn cách họ muốn nhận dạng và người mà họ đồng ý chia sẻ danh tính của họ.

>> Xem thêm: “6 LỢI ÍCH CỦA KYC ỨNG DỤNG VÀO LĨNH VỰC TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG

Sự đổi mới phổ biến nhất trong lĩnh vực này là Zero Knowledge Proof. Và một số quốc gia và các tập đoàn lớn hiện đang nghiên cứu các giải pháp dựa trên ZKP.

 

một số quốc gia và các tập đoàn lớn hiện đang nghiên cứu các giải pháp dựa trên Zero Knowledge Proof (ZKP). Một số quốc gia và các tập đoàn lớn hiện đang nghiên cứu các giải pháp dựa trên Zero Knowledge Proof (ZKP).

 

8. Kế toán và kiểm toán

 

Kế toán đã là một lĩnh vực tương đối chậm để số hóa. Một trong những lý do đó là sự nghiêm khắc về các yêu cầu, quy định để đảm bảo tính toàn vẹn và hiệu lực của dữ liệu. Và đó cũng là lý do tại sao kế toán có khả năng sẽ được chuyển đổi bằng blockchain. 

Các chuyên gia tin rằng công nghệ này sẽ đơn giản hóa việc tuân thủ và hợp lý hóa các hệ thống sổ sách kế toán kép truyền thống. Thay vì giữ các hồ sơ riêng dựa trên biên lai giao dịch, doanh nghiệp có thể thêm giao dịch trực tiếp vào sổ đăng ký chung. Một blockchain sẽ hoạt động giống như một công chứng viên kỹ thuật số xác minh tất cả các giao dịch. Do đó, các hồ sơ sẽ minh bạch và an toàn hơn. Ngoài ra, công nghệ này cũng có thể được sử dụng trong các ứng dụng để thanh toán hóa đơn tự động.

 

9. Quỹ phòng hộ

 

Quỹ phòng hộ là một loại hình hợp tác đầu tư có sự tham gia của người quản lý quỹ và một nhóm các nhà đầu tư tư nhân. Mục tiêu của các quỹ phòng hộ là tối đa hóa lợi nhuận của nhà đầu tư và giảm thiểu rủi ro. Các quỹ phòng hộ này thường được kiểm soát bởi các nhà quản lý quỹ, những người làm việc trong một thực thể duy nhất.

Theo Autonomous NEXT, số lượng quỹ phòng hộ giao dịch tiền điện tử tăng gấp đôi từ tháng 10 năm 2017 đến tháng 2 năm 2018. Một quỹ phòng hộ tiền điện tử phi tập trung cung cấp một nền tảng mở cho phép nhiều nhà đầu tư và chiến lược gia tham gia. Như vậy sẽ tạo ra sự quyết định phân cấp và sẽ là tiềm năng của blockchain cho ngành dịch vụ tài chính. Vì sự phân cấp trong quyết định có thể mang lại nhiều lợi ích hơn cho các nhà đầu tư khi tuân thủ nguyên tắc “Không bỏ trứng vào cùng một giỏ”.

 

Apex Token Fund là một quỹ phòng hộ sử dụng giao dịch dựa trên tiền điện tử lớn nhất hiện nay Apex Token Fund là một quỹ phòng hộ sử dụng giao dịch dựa trên tiền điện tử lớn nhất hiện nay

 

10.Chuyển tiền ngang hàng (P2P)

 

Chuyển tiền ngang hàng (P2P) cho phép khách hàng chuyển tiền từ tài khoản ngân hàng hoặc thẻ tín dụng của họ đến tài khoản hoặc thẻ tín dụng của người khác thông qua trực tuyến. Hiện nay, có rất nhiều ứng dụng chuyển tiền P2P có sẵn trên thị trường và hầu hết chúng đều đi kèm với một số hạn chế nhất định. 

Ví dụ: Một trong số họ cho phép bạn chuyển tiền đến trong một khu vực địa lý nhất định. Những nhà cung cấp dịch vụ khác lại không cho phép bạn chuyển tiền nếu cả hai bên đều ở cùng một quốc gia. Hơn thế nữa, dịch vụ P2P có thể tính phí cao cho dịch vụ của họ và không đủ an toàn để lưu trữ thông tin cá nhân của khách hàng. 

Tất cả những vấn đề này có thể được giải quyết với blockchain. Công nghệ này sẽ giúp phân cấp các ứng dụng cho chuyển tiền ngang hàng (P2P). Với ưu điểm nổi bật rằng blockchain cho phép chuyển tiền trên toàn cầu và không có giới hạn địa lý. Hơn thế nữa, các giao dịch dựa trên blockchain sẽ diễn ra trong thời gian thực, vì vậy người nhận sẽ không phải chờ 4 ngày cho đến khi nhận được tiền.

 

Chuyển tiền ngang hàng P2P dựa trên công nghệ Blockchain cho phép chuyển tiền trên toàn cầu và không có giới hạn địa lý Chuyển tiền ngang hàng P2P dựa trên công nghệ Blockchain cho phép chuyển tiền trên toàn cầu và không có giới hạn địa lý

 

Tương lai của blockchain trong ngân hàng

 

Giám đốc điều hành ngân hàng tin rằng trong tương lai, blockchain sẽ trở thành công nghệ chủ đạo trong ngân hàng. Vì vậy, để tận dụng tối đa tính năng của nó, trước tiên các ngân hàng cần phát triển cơ sở hạ tầng cần thiết để có thể vận hành suôn sẻ một mạng toàn cầu.

Khi được triển khai rộng rãi, blockchain dự kiến sẽ cho phép các ngân hàng xử lý thanh toán nhanh hơn và chính xác hơn, đồng thời giảm chi phí giao dịch cho khách hàng. Các ngân hàng ứng dụng công nghệ blockchain sẽ mang lại trải nghiệm tốt hơn cho khách hàng của mình và có thể dễ dàng cạnh tranh với các công ty fintech hiện nay.

Nguồn: Tổng hợp và dịch từ Innotech Vietnam


 

Innotech Vietnam luôn nỗ lực đáp ứng nhu cầu của khách hàng với sản phẩm dịch vụ, giải pháp chất lượng nhất. Vì vậy chúng tôi đã nhận được sự tin tưởng từ các công ty lớn như ACB, Tyme Bank, Unifimoney, Manulife, Commonwealth Bank,… ứng dụng giải pháp do Innotech Vietnam cung cấp. 

 

Nếu bạn đang tìm kiếm giải pháp về Blockchain cho Fintech để cung cấp dịch vụ cho công ty của bạn. Liên hệ với các chuyên gia tại Innotech Vietnam để được giải đáp mọi thắc mắc về Fintech software Outsourcing!

Email: [email protected]

We’re here to help and answer any question you might have. We look forward to hearing from you.