Sự ra đời của SaaS đã cách mạng hóa cách thức cung cấp phần mềm, trở thành một xu thế tất yếu mà không một ai hay lĩnh vực nào có thể đứng ngoài cuộc chơi.
1. SaaS Là Gì?
Software as a Service (SaaS) là mô hình phân phối dịch vụ ứng dụng phần mềm dựa trên nền tảng lưu trữ đám mây. Theo đó, các nhà cung cấp sẽ phát triển và duy trì các phần mềm dịch vụ dưới dạng trình duyệt web (ứng dụng) cho phép truy cập từ thiết bị có kết nối Internet. Để sử dụng, người dùng phải trả một khoản phí tùy theo gói dịch vụ đã chọn.
Trong mô hình kim tự tháp về 4 loại dịch vụ Cloud Computing, SaaS là tầng trên cùng, hướng tới phần lớn người dùng hiện nay. Với SaaS, các nhà cung cấp phần mềm độc lập (ISV) có thể ký hợp đồng với bên thứ ba là nhà cung cấp công nghệ đám mây để lưu trữ và duy trì ứng dụng.
Hiện nay, các sản phẩm từ mô hình SaaS được ứng dụng phổ biến trong nhiều lĩnh vực khác nhau tại Việt Nam như Microsoft 365, Netflix, Mailchimp, Zoom, HubSpot, Trello,… Ngoài ra, các công ty công nghệ Việt Nam cũng phát triển nhiều mô hình SaaS hữu ích như: phần mềm quản lý nhân sự, quản lý bán hàng, dịch vụ chữ ký số,…
2. Tại Sao Mô Hình SaaS Trở Nên Phổ Biến?
Mô hình SaaS chính là giải pháp toàn diện và đột phá nhất, dành cho các doanh nghiệp đang gặp khó khăn trong việc quản lý và tổ chức theo lối mòn, không đồng nhất. SaaS là công nghệ không quá xa lạ với thế giới, dưới đây là những lý do khiến nhiều doanh nghiệp lựa chọn tin tưởng công nghệ số ưu việt này.
Tiết Kiệm Chi Phí, Nhân Lực
Với những phần mềm truyền thống, doanh nghiệp cần bỏ ra một số tiền khá lớn để mua key sử dụng, chưa tính chi phí bảo trì. Nhưng với mô hình SaaS chạy trên nền tảng web của nhà cung cấp, doanh nghiệp không phải tốn chi phí xây dựng cơ sở dữ liệu và không gian phần cần. Các mô hình Saas hiện này thường được bán dưới hai dạng: Freemium (sử dụng các tính năng cơ bản miễn phí, trả thêm phí nếu muốn sử dụng các công cụ cao cấp) và Premium (bán theo gói, người dùng tự chọn gói theo nhu cầu và có thể hủy dịch vụ bất kỳ lúc nào.
Trước đây, doanh nghiệp phải bỏ ra một khoản phí lớn để đầu tư cho những phần mềm truyền thống vì chúng thường yêu cầu PC có cấu hình phần mềm và phần cứng tương thích, hoặc có thểm các thiết bị chuyên dụng. Trong khi đó, sử dụng mô hình SaaS sẽ giúp lược bỏ hoàn toàn phần cứng, tiết kiệm được kha khá chi phí từ đây.
Để triển khai các giải pháp truyền tống, doanh nghiệp phải tạm dừng hoạt động của một số bộ phận trong khoảng 6 tháng hoặc lâu hơn để lắp đặt hoàn chỉnh một hệ thống, đồng thời phải huy động đội ngũ nhân viên kỹ thuật hỗ trợ. Với SaaS, đội ngũ hỗ trợ chỉ cần 1-2 người mà mất tối đa 2 ngày để thiết lập tài khoản, hướng dẫn toàn bộ nhân viên cách sử dụng phần mềm.
Luôn Cập Nhật Phiên Bản Mới Nhất
Các nhà cung cấp SaaS sẽ tự động cập nhật tính năng cao cấp và tối ưu tính năng cũ cho bạn, đảm bảo máy chủ luôn trong trạng thái tốt nhất. Trong quá trình vận hành, doanh nghiệp không cần một bộ phận IT chuyên trách để túc trực xử lý sự cố. Từ việc duy trì bảo mật, fix các bugs phát sinh, đến việc đảm bảo hệ thống máy chủ chạy tốt, đều thuộc về trách nhiệm của nhà cung cấp. Đội ngũ IT nội bộ cũng sẽ được giảm bớt gánh nặng hơn.
Khả Năng Truy Cập Mọi Lúc Mọi Nơi
Như đã đề cập ở trên, các đơn vị cung cấp phần mềm SaaS đều phát hành dịch vụ thông qua môi trường Internet. Bạn không cần phải quá bận tâm đến việc sử dụng thiết bị hay hệ điều hành nào mà vẫn có thể truy cập dễ dàng. Các nhà cung cấp đều đã và đang phát triển ứng dụng tương thích được với mọi thiết bị và hệ điều hành, trình duyệt web.
Ưu điểm này sẽ giúp doanh nghiệp tối ưu hóa năng suất làm việc và mang lại trải nghiệm tốt nhất cho nhân viên, đặc biệt phù hợp với những ai phải di chuyển thường xuyên và phải làm việc tại nhà trong mùa dịch vừa qua. Bạn không cần đến văn phòng để làm việc trên máy tính mà có thể sử dụng điện thoại di động, máy tính bảng, miễn là chúng có kết nối với Internet.
Mở Rộng Quy Mô Sử Dụng
Sau khi đăng ký sử dụng, doanh nghiệp có thể tùy chỉnh quy mô sử dụng, mở rộng số tài khoản cho nhân viên, cũng như tích hợp các ứng dụng khác mà không ảnh hưởng đến cơ sở dữ liệu gốc. Ưu điểm này có ý nghĩa rất lớn với những doanh nghiệp đang tăng trưởng hoặc muốn mở rộng quy mô hoạt động.
Lưu Trữ Dữ Liệu
Dữ liệu quyết định hầu hết mọi hoạt động của doanh nghiệp. Một giải pháp lưu trữ dữ liệu tối ưu là điều mà mọi doanh nghiệp tìm kiếm. Nếu một phần mềm bị mã hóa ổ cứng thì doanh nghiệp phải đối mặt với rủi ro mất sạch hoặc chỉ giữ lại được một phần dữ liệu. Công nghệ điện toán đám và mô hình SaaS mây chính là giải pháp cứu cánh tốt nhất. Tất cả thao tác và thay đổi đều được tự động cập nhật, lưu trữ kịp thời. Ngay cả khi một máy tính trong hệ thống bị mã hóa thì bản sao lưu mới nhất vẫn sẽ được cập nhật.
Với mô hình truyền thống, doanh nghiệp sẽ trực tiếp quản lý dữ liệu bằng hệ thống thiết bị khép kín, có trang bị bảo mật nội bộ và cơ chế kiểm soát truy cập. Tuy nhiên, dữ liệu trong mô hình SaaS thì được lưu trữ bên phía nhà cung cấp dịch vụ chứ không phải doanh nghiệp. Với sự phát triển của công nghệ đám mây hiện nay, kỹ thuật mã hóa dữ liệu được chú trọng phát triển hơn và những cam kết bảo mật từ nhà cung cấp đã khắc vụ tình trạng này.
3. Làm Thế Nào Để Chọn Mô Hình SaaS Phù Hợp Với Doanh Nghiệp?
Xác Định Nhu Cầu Của Doanh Nghiệp
Bước đầu tiên trong việc lựa chọn một mô hình SaaS phù hợp là xác định rõ ràng và cụ thể nhu cầu của doanh nghiệp. Tiếp theo, bạn nên liệt kê ngắn gọn số lượng những tùy chọn có sẵn phù hợp với nhu cầu của bạn. Bạn nên tập trung vào những tính năng chuyên về sản phẩm của doanh nghiệp để đáp ứng những yêu cầu đã đề ra, thay vì bị thu hút bởi những tính năng mới lạ khác.
Tích Hợp Mọi Công Cụ Cần Thiết
Hãy chọn một mô hình SaaS sẽ đem lại giá trị tổng thể và đủ linh hoạt để tích hợp với các giải pháp công nghệ, hệ thống khác. Khả năng này giúp bạn thuận lợi khai thác dữ liệu đa nền tảng hơn, đồng bộ được mọi quy trình. Chỉ với một hoặc hai lần nhấp chuột, bạn đã có thể truy cập vào các dữ liệu được lưu trữ trên các công cụ kinh doanh.
Giá Thành Của Mô Hình Dịch Vụ SaaS
Trên thị trường hiện nay có rất nhiều nhà cung cấp phần mềm với các mức giá khác nhau. Bạn có thể tham khảo nhiều mức giá khác nhau để đưa ra lựa chọn phù hợp với ngân sách và tiêu chuẩn chất lượng của công ty. Chi phí cài đặt hoàn chỉnh sẽ bao gồm chi phí phần mềm, phần cứng hỗ trợ phần mềm, cài đặt, tùy chỉnh, phí tư vấn cũng như bảo trì định kỳ.
Chính Sách Hỗ Trợ Doanh Nghiệp
Chính sách hỗ trợ tốt sẽ giúp bạn an tâm về lâu dài khi sử dụng dịch vụ, tiết kiệm được thời gian và tiền bạc. Đa phần các doanh nghiệp sẽ chọn đơn vị cung cấp dịch vụ có kinh nghiệm lâu năm vì họ có đội ngũ kỹ thuật tốt xử lý được các ti luôn sẵn sàng hỗ trợ khách hàng.
Với đội ngũ giàu kinh nghiệm, uy tín 14 năm trong lĩnh vực công nghệ và là sự lựa chọn của nhiều doanh nghiệp lớn như Unilever, Jetstart, Vietnam Airlines, Lotte, FPT, ACB,… Innotech Việt Nam chắc chắn sẽ đáp ứng được mọi nhu cầu của doanh nghiệp bạn từ A – Z. Chúng tôi là đơn vị hàng đầu tại Việt Nam cung cấp giải pháp SaaS dưới các ứng dụng như quản lý nhân sự, quản lý lịch trình, hàng hóa, phù hợp với đa dạng mô hình kinh doanh. Liên hệ ngay với Innotech Việt Nam để được tư vấn và hỗ trợ kịp thời nhé!
_________________________
Tại Innotech Vietnam, chúng tôi cung cấp nhiều dịch vụ về phần mềm với việc áp dụng công nghệ tiên tiến, giải pháp sáng tạo để đáp ứng nhu cầu và mong đợi từ khách hàng. Chúng tôi luôn đặt chất lượng sản phẩm, dịch vụ lên hàng đầu với đội ngũ chuyên nghiệp và giàu kinh nghiệm để có thể mang lại giá trị tốt nhất cho khách hàng.
Bạn đang tìm kiếm một công ty Offshore Software Development để cung cấp giải pháp cho công ty của bạn. Liên hệ với các chuyên gia tại Innotech Vietnam để được giải đáp mọi thắc mắc nhé!
Email: [email protected]