our blog

Top 5 ngân hàng tiên phong triển khai eKYC tại Việt Nam

Author: Innotech Vietnam Coporation
Date: 22/09/2020

Từ đầu tháng 7/2020 Ngân hàng Nhà nước đã cho phép khoảng 10 ngân hàng thương mại cổ phần được thí điểm áp dụng định danh điện tử (eKYC) trong hoạt động với yêu cầu phải đảm bảo an toàn rủi ro, khi có tình huống xảy ra thì các ngân hàng thương mại phải tự chịu trách nhiệm. Dưới đây là top 5 ngân hàng tiên phong triển khai eKYC tại Việt Nam.

 

Top 5 ngân hàng tiên phong triển khai ứng dụng eKYC tại Việt Nam

 

Các ngân hàng triển khai eKYC vào hoạt động, đến nay sau 2 tháng đã ghi nhận những kết quả ban đầu khá ấn tượng.

 

VPBank

 

ngân hàng triển khai eKYC VPBank là ngân hàng tiên phong đầu tiên về triển khai eKYC tại Việt Nam

 

Tại VPBank đây là ngân hàng đầu tiên đáp ứng tất cả các quy định và thực hiện triển khai giải pháp eKYC từ đầu tháng 7. Với giải pháp này, cho phép khách hàng mở tài khoản thanh toán 100% online để thực hiện giao dịch ngay mà không cần chờ đợi, và có cơ hội trải nghiệm các sản phẩm / dịch vụ ngân hàng số của VPBank như chuyển khoản, thanh toán hóa đơn, nạp tiền dịch vụ, liên kết ví điện tử… với hạn mức nộp tiền tối đa 10 triệu /ngày và sẽ hết hạn khi tổng hạn mức nộp tiền đạt 300 triệu.

Ông Nguyễn Hồng Trung, Giám đốc Trung tâm số hóa đồng thời là người phụ trách trực tiếp dự án eKYC của VPBank cho biết: “Từ khi triển khai eKYC đến nay, VPBank đã có xấp xỉ 15.000 tài khoản đăng ký mới, bằng 50% so với dự tính của cả năm 2020 (ngân hàng dự tính trong năm nay sẽ có thêm khoảng 30.000 tài khoản khách hàng mới đăng ký qua eKYC)”.

 

HDBank

 

ngân hàng triển khai eKYC Nhờ vào ứng dụng triển khai eKYC, Khách hàng sẽ có ngay tài khoản iMoney trên App HDBank trong vòng 2 phút.

 

Tại HDBank, ngân hàng này chính thức áp dụng định danh khách hàng điện tử eKYC từ đầu tháng 8/2020: Khách hàng sẽ có ngay tài khoản iMoney trên App HDBank thông qua vài thao tác đơn giản, nhanh chóng với số lượng thông tin cần nhập tối thiểu. Sau khi hoàn tất các bước trong khoảng 2 phút, người dùng có thể ngay lập tức có thể thực hiện giao dịch trực tuyến với nhiều tính năng như thanh toán hóa đơn và QR Pay, nạp tiền điện thoại, đặt vé máy bay, vé tàu, đặt phòng khách sạn,… theo nhu cầu.

Theo thống kê đến nay cũng đã gần 2 tháng triển khai giải pháp eKYC, HDBank đã có thêm 35.000 khách hàng mới đăng ký iMoney trên App HDBank cùng 15.000 tài khoản đã thực hiện xác thực thông tin trực tuyến. Và HDBank cũng cho thấy có 40% khách hàng thực hiện các giao dịch online trên nền tảng ngân hàng số HDBank thường xuyên, nâng tỷ lệ giao dịch tăng trưởng 25% so với các tháng trước khi triển khai eKYC.

“Điều này cho thấy eKYC đã góp phần dẫn dắt người dùng chuyển đổi thói quen từ giao dịch trực tiếp tại ngân hàng sang giao dịch trực tuyến nhằm hướng đến sự nhanh chóng, tiện lợi, an toàn, đặc biệt là trong bối cảnh tình hình dịch Covid-19 còn diễn biến phức tạp” – đại diện ngân hàng HDBank cho biết.

 

TPBank

 

ngân hàng triển khai eKYC Ngân hàng TPBank có thể định danh khách hàng điện tử trong vòng 5s nhờ vào giải pháp eKYC

 

Tại ngân hàng TPBank, sau hơn 1 tháng thí điểm phương thức định danh khách hàng điện tử eKYC, công nghệ này đã cho thấy khả năng tiếp cận khách hàng vượt trội, cũng như những tiện ích chưa từng có, cả về thời gian và chi phí, cho khách hàng khi mở tài khoản.

Đó chính là áp dụng công nghệ gọi điện trực tuyến, ngân hàng đã có thể đảm bảo xác thực định danh khách hàng, kiểm tra và xác thực giấy tờ liên quan như chứng minh thư nhân dân ở mức cao bậc nhất, và có hiệu quả tương đương gặp mặt trực tiếp, qua app TPBank.

Ngoài ra, đại diện TPBank này cho biết, trong tháng đầu triển khai theo quy trình eKYC đã thu hút gần 30.000 khách hàng đăng ký mở tài khoản mới thông qua phương thức này, tương đương 85% số lượng khách hàng đăng ký mở tại quầy giao dịch hoặc tại LiveBank theo cách truyền thống. “Điều đó cho thấy công nghệ này đã nhanh chóng đáp ứng đúng nhu cầu tiện lợi, nhanh chóng và an toàn của khách hàng. Quan trọng hơn, con số đó cho thấy ngân hàng có thể dễ dàng tiếp cận, mang dịch vụ ngân hàng tới gần 30.000 khách hàng mới ở khắp mọi miền đất nước mà không phải đầu tư thêm vào việc mở rộng mạng lưới chi nhánh” – lãnh đạo TPBank nói.

 

Ngân hàng Bản Việt (Viet Capital Bank)

 

ngân hàng triển khai eKYC Với giải pháp eKYC mang lại sự thuận tiện hơn cho ngân hàng Bản Việt trong việc tiếp cận người dùng

 

Còn tại Viet Capital Bank, ngân hàng cũng đã triển khai sử dụng giải pháp eKYC để xác thực thông tin khách hàng điện tử cho hệ thống ngân hàng. Dựa trên nền tảng công nghệ trí tuệ nhân tạo AI, nhận diện gương mặt Facematching và nhận diện kí tự quang học OCR nhằm hỗ trợ tối đa khả năng gian lận xảy ra.

Giải pháp này được triển khai đồng bộ trên các kênh phân phối sản phẩm, dịch vụ của Bản Việt, bao gồm ứng dụng Viet Capital Mobile Banking, phần mềm phục vụ giao dịch tại quầy và trên các ứng dụng của các đối tác là trung gian thanh toán và các công ty fintech hợp tác với Ngân hàng.

Ông Đỗ Thành Nam, giám đốc Ngân hàng số Bản Việt cho biết thêm, tỷ lệ khách hàng mới đăng ký tài khoản đến tháng 8/2020 ở ngân hàng này đã tăng gần gấp 3 lần so với hồi tháng 1/2020. Tỷ trọng khách hàng sử dụng các dịch vụ, thanh toán qua ngân hàng điện tử/ví chiếm 50%, chuyển tiền chiếm 40% và gửi tiết kiệm chiếm 10% và cả 3 mảng này đều tăng trưởng mạnh kể từ khi ứng dụng eKYC đến nay. “Các con số trên thể hiện, việc sau khi định danh bằng eKYC, khách hàng được giao dịch ngay lập tức trên ứng dụng di động của Bản Việt đã đáp ứng đúng nhu cầu cấp thiết của khách hàng trong thời điểm hiện tại”, ông Nam bổ sung.

 

Ngân hàng TMCP Quốc Dân (NCB)

 

ngân hàng triển khai eKYC Việc định danh khách hàng điện tử eKYC là một bước đánh dấu cho quá trình chuyển đổi số của NCB

 

Ngân hàng TMCP Quốc Dân (NCB) đang dần chuyển sang mô hình kinh doanh số, cung ứng sản phẩm, dịch vụ trên nền tảng số nhằm đáp ứng nhu cầu, đòi hỏi ngày càng cao của khách hàng, trong đó, việc Định danh khách hàng điện tử (e-KYC) là dịch vụ nền tảng thiết yếu cho việc phát triển mô hình ngân hàng số.

Chỉ với 2 phút, thông qua NCB iziMobile, NCB có thể định danh khách hàng với dịch vụ mở tài khoản thanh toán. Dựa trên nền tảng của các công nghệ hiện đại như: xác thực sinh trắc học, nhận diện khách hàng qua trí tuệ nhân tạo (AI), chữ ký điện tử, … Từ đó, tiết kiệm rất nhiều thời gian, chi phí cho khách hàng và ngân hàng, nâng cao trải nghiệm và sự hài lòng của khách hàng.

Đại diện lãnh đạo NCB cũng chia sẻ thêm: “Mặc dù mới ra mắt từ tháng 3/2020, tuy nhiên ứng dụng NCB iziMobile đã nhận được sự phản hồi tích cực của khách hàng, số lượng đã tăng lên hàng nghìn khách hàng mỗi tháng. Việc NCB triển khai thành công hệ thống định danh khách hàng điện tử (eKYC) là một dấu mốc quan trọng, thể hiện tầm nhìn và quyết tâm chuyển đổi số của NCB. Với những tiến bộ về công nghệ, thời gian tới, Ngân hàng sẽ tiếp tục số hóa các sản phẩm, dịch vụ nhằm gia tăng trải nghiệm khách hàng”.

 

Xem thêm: ” Quy trình eKYC cho onboarding trong ngân hàng được thực hiện như thế nào?

 

Một số thách thức đối với các ngân hàng đã triển khai eKYC

 

Bên cạnh những thành quả bước đầu đã đạt được của các ngân hàng khi ứng dụng quy trình eKYC vào cung cấp dịch vụ cho khách hàng. Tuy nhiên, do eKYC mới đưa vào triển khai và các ngân hàng còn đang “vừa làm vừa nghe vừa sửa”, vì thế các ngân hàng cần phải theo dõi sát sao để khắc phục những vấn đề phát sinh để có thể cung cấp dịch vụ tốt nhất cho khách hàng của mình.

Chẳng hạn như các sản phẩm, dịch vụ trên tài khoản eKYC còn chưa phong phú bằng tài khoản truyền thống, mà chủ yếu tập trung vào các dịch vụ thanh toán hoặc gửi tiết kiệm, hoặc các ngân hàng còn đưa ra hạn mức giao dịch trong ngày…nên giao dịch qua kênh này chưa cao.

Ngoài ra, vấn đề liên quan bảo mật rủi ro cũng được phát hiện thêm khi các ngân hàng triển khai giải pháp eKYC, khi đã xuất hiện trường hợp người dùng tại Việt Nam sử dụng công nghệ deepfake để gian lận nhằm bỏ qua bước kiểm tra Thực thể sống (liveness detection). Những rủi ro đó buộc các ngân hàng phải liên tục theo dõi, cập nhật để ngăn chặn các rủi ro này.

 

Xem thêm: “eKYC – định danh khách hàng điện tử – khó khăn của ngân hàng

 

Những điểm cần lưu ý trước khi quyết định triển khai giải pháp eKYC:

 

Xây dựng bản mô tả quy trình eKYC ứng với chính doanh nghiệp của bạn càng chi tiết càng tốt:

 

Việc này sẽ giúp bạn định hướng được kết quả đạt được và tìm kiếm được các đối tác lập trình, các đơn vị cung cấp công nghệ tích hợp hiệu quả, tiết kiệm thời gian, chi phí và rủi ro.

 

Lựa chọn, đánh giá các công nghệ tích hợp từ bên thứ 3 cùng với chuyên gia:

 

Giải pháp eKYC Việt Nam bắt buộc phải được tích hợp công nghệ OCR, Liveness Detection, Face Matching…từ nhiều nhà cung cấp, chính vì thế bạn cần một chuyên gia về giải pháp đã từng triển khai tích hợp để tư vấn, đánh giá xem hệ thống hiện tại của bạn có phù hợp để tích hợp các công nghệ mới vào hay không? Nếu có, thì hệ thống sẽ nên được thiết kế như thế nào. Nếu như chưa từng có kinh nghiệm, chắc chắn đội ngũ in-house của bạn sẽ phải “gặp những bài học đắng cay”.

 

Xây dựng team chuyên biệt cho việc phát triển giải pháp eKYC:

 

Với kinh nghiệm triển khai giải pháp eKYC cho nhiều đơn vị tài chính, ngân hàng. Innotech khuyên bạn nên xây dựng một đội ngũ chuyên biệt cho dự án chịu trách nhiệm sau:

 

  • Xây dựng kịch bản eKYC, mô tả yêu cầu chi tiết đối với quy trình eKYC
  • Đánh giá và thiết kế lại hệ thống hạ tầng hiện tại
  • Thiết kế UX/UI
  • Lập trình
  • Testing
  • Quản lý dự án

 

Đơn vị cung cấp giải pháp eKYC cho ngân hàng:

 

Với kinh nghiệm tư vấn và triển khai giải pháp eKYC cho nhiều đơn vị ngân hàng, tài chính, chứng khoán. Innotech Việt Nam có thể đồng hành cùng bạn phát triển giải pháp eKYC phù hợp nhất với doanh nghiệp của bạn.

 

 

Giải pháp eKYC ngân hàng do Innotech Việt Nam phát triển

XEM PROFILE VỀ GIẢI PHÁP EKYC

 

Đừng ngần ngại liên hệ ngay với chúng tôi để trải nghiệm Demo: [email protected] 


Vui lòng ghi nguồn từ Innotech Việt Nam nếu bạn muốn tham khảo bài viết này!

We’re here to help and answer any question you might have. We look forward to hearing from you.