our blog

Ngân hàng đối mặt với những thách thức trong chuyển đổi số

Author: Innotech Vietnam Coporation
Date: 29/09/2020

Trước sự phát triển của công nghệ, đã tác động đến các lĩnh vực kinh tế – xã hội, trong đó có lĩnh vực ngân hàng. Tác động này cũng đã tạo ra những thách thức cho lĩnh vực digital transformation in banking ở Việt Nam.

Theo số liệu thống kê của Vietcombank, có khoảng 94% ngân hàng tại Việt Nam đang đầu tư vào số hóa và 42% trong số đó xem việc triển khai kỹ thuật số là ưu tiên hàng đầu.

Dưới đây là bài viết tổng hợp thông tin về những thách thức chuyển đổi digital banking mà Innotech Việt Nam muốn gửi đến mọi người.

 

1. Tổng quan về ngành ngân hàng tại Việt Nam:

 

 

Theo như lời các chuyên gia phát biểu tại một hội nghị tại TP.HCM hôm qua cho biết: “Những thách thức liên quan đến an ninh mạng, lòng tin của khách hàng và khuôn khổ pháp luật không thỏa đáng là những cản trở trong quá trình digital transformation của các ngân hàng tại Việt Nam”.

Trong hội thảo Ngân hàng Việt Nam, khi nói về digital transformation in banking, ông Lê Anh Dũng, Phó Vụ trưởng Vụ Thanh toán của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cho biết: “Tại Việt Nam, các rủi ro về bảo mật như gian lận, lừa đảo khách hàng, tấn công mạng vào cơ sở hạ tầng của ngân hàng và dữ liệu người dùng bị rò rỉ đang tăng lên. ”

Theo như công ty TNHH Ernst & Young Việt Nam cho biết, có khoảng 8.319 cuộc tấn công mạng đã xảy ra vào các ngân hàng trong năm ngoái và 560.000 máy tính bị ảnh hưởng bởi phần mềm độc hại có khả năng đánh cắp thông tin tài khoản ngân hàng.

Các ngân hàng phải chịu thiệt hại khoảng 642 triệu đô la Mỹ do virus máy tính gây ra, trong khi chỉ có khoảng 52% khách hàng lo lắng về bảo mật khi sử dụng online banking.

Ông Nguyễn Hưng Nguyên, Phó Tổng Giám đốc Dịch vụ Thanh toán Quốc gia Việt Nam (NAPAS) cho biết: “Việc thiếu lòng tin của khách hàng cũng là một trở ngại trong lĩnh vực ngân hàng kỹ thuật số”.

Ông Nguyên còn cho biết thêm: “có khoảng 90% khoản thanh toán về giao dịch thương mại điện tử được thực hiện thông qua hình thức giao hàng trả tiền mặt vì khách hàng không tin tưởng vào người bán và người giao hàng.

 

2. Xu hướng triển khai kỹ thuật số của các ngân hàng tại Việt Nam:

 

  • Sự xâm nhập công nghệ kỹ thuật số vào hệ thống ngân hàng:

 

 

Các ngân hàng tại Việt Nam đang dần đẩy mạnh cải tiến, ứng dụng công nghệ của cuộc cách mạng 4.0, triển khai kỹ thuật số vào hoạt động của các ngân hàng. Đó là việc chuyển đổi thẻ chip, kết hợp với phát triển các ứng dụng di động, hướng đến thanh toán không dùng tiền mặt được đẩy mạnh.

Sự bùng nổ công nghệ kéo theo sự phát triển của các công ty Fintech tham gia vào lĩnh vực tài chính như: thanh toán trên ứng dụng di động (mobile payment apps) , cho vay trực tuyến…

Bên cạnh đó, ngân hàng Nhà nước đã lấy ý kiến tại các cuộc hội thảo về tiền di động (mobile money), thanh toán không dùng tiền mặt, ví điện tử. Nhiều ví điện tử xuất hiện như Smartnet, Moca, PAYTECH, Monpay, Momo, Zalopay… chiếm đến 80% trong lĩnh vực thanh toán.

Các hội thảo còn quy định, tiền di động (mobile money) là loại tiền điện tử do tổ chức cung cấp bởi các dịch vụ thanh toán trung gian được dịch vụ viễn thông phát hành và định danh khách hàng thông qua cơ sở dữ liệu thuê bao di động. Sau khi được Ngân hàng Nhà nước cấp phép dịch vụ mobile money, các thuê bao di động của Việt Nam có thể tham gia thanh toán điện tử.

 

  • Xu hướng triển khai của các ngân hàng:

 

Giám đốc bộ phận phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử của Vietcombank tại TP HCM, bà Nguyễn Thị Thu Hằng đã đồng ý với Nguyên về việc lợi thế của việc thanh toán bằng tiền mặt rằng:

“Người Việt Nam đã giữ thói quen thanh toán bằng tiền mặt từ lâu. Thói quen mua hàng online đang dần hình thành nhưng đối với hình thức thanh toán, phổ biến nhất vẫn là COD ”.

Theo như số liệu thống kê, có khoảng 30% dân số trong cả nước có tài khoản ngân hàng và 70% dân số có điện thoại thông minh kết nối với Internet. Tuy nhiên, chỉ có 20% khách hàng thực hiện giao dịch trên trực tuyến.

Ngoài ra, mô hình cho vay ngang hàng (P2P Lending app) phát triển nhanh trong khi chưa có hành lang pháp lý khiến thị trường tiềm ẩn nhiều rủi ro đối với người đi vay, người cho vay. Theo đó, Ngân hàng Nhà nước đang trong quá trình xây dựng và hoàn thiện dự thảo quy định về cho vay ngang hàng tại Việt Nam.

 

3. Thách thức trong quá trình chuyển đổi kỹ thuật số mà ngân hàng phải đối mặt:

 

 

Có khoảng 90% số người được hỏi chia sẻ rằng họ vẫn đang trên hành trình chuyển đổi kỹ thuật số và vẫn còn chặng đường dài phải đi. Mức độ số hóa là khác nhau giữa các doanh nghiệp sản xuất.

Tất cả những người tham khảo sát đều nói rằng các công ty của họ phải đối mặt với nhiều thách thức. Và các thách thức này khá giống nhau cho dù quy mô của doanh nghiệp là khác nhau. Dưới đây là một số thách thức đáng được quan tâm:

 

  • Xây dựng chiến lược trong quá trình chuyển đổi kỹ thuật số của các ngân hàng

 

Theo khảo sát của Jabil, chỉ 23% doanh nghiệp xác nhận rằng, họ có một chiến lược toàn diện cho lĩnh vực digital transformation in banking.

Quá trình digital transformation in banking cần một kế hoạch cụ thể, toàn diện cho toàn bộ doanh nghiệp. Cũng giống như mọi kế hoạch kinh doanh, kế hoạch chuyển đổi số cần được làm rõ tầm nhìn, mục tiêu và mục đích của các nhóm làm việc.

Khoảng 38% các doanh nghiệp được khảo sát là có đơn vị kinh doanh hoặc dòng sản phẩm riêng lẻ, dẫn đầu về chuyển đổi kỹ thuật số trong tổ chức hoặc ngành của họ.  Với digital transformation in banking, nó không phải thuộc về một cá nhân hay bộ phận nào. Cũng giống như, thành công phải đến từ sự kết hợp của toàn bộ tổ chức. Ví dụ như, khi các phòng ban được giao nhiệm vụ thực hiện một phần của chiến lược chuyển đổi số, nhưng nói chung là, toàn bộ doanh nghiệp sẽ phải cùng thực hiện các hoạt động để hướng tới mục tiêu chung.

Nếu đang tự hỏi nên bắt đầu từ đâu, doanh nghiệp hãy bắt đầu bằng cách nghĩ đến các bên liên quan có vai trò giúp cho doanh nghiệp tồn tại, ví dụ như khách hàng. Doanh nghiệp được thành lập để đáp ứng nhu cầu chưa được đáp ứng cho khách hàng. Hãy để điều đó trở thành kim chỉ nam trả lời cho câu hỏi: doanh nghiệp là ai, làm gì và làm thế nào việc chuyển đổi kỹ thuật số thực hiện điều đó.

 

  • Nguồn nhân tài mang tầm quan trọng trong quá trình số hóa

 

Cần có sự kết hợp giữa tài năng và công nghệ để doanh nghiệp có thể chuyển đổi số thành công. Thiếu một trong hai yếu tốnày thì quá trình chuyển đổi sẽ thất bại. Nếu cơ sở hạ tầng công nghệ hiện tại đang kìm hãm doanh nghiệp, thì doanh nghiệp cần phải đánh giá lại chất lượng của các đối tác công nghệ và những dịch vụ họ cung cấp.

Digital banking development mang đến vô số thách thức về công nghệ, do đó doanh nghiệp cần đóng vai trò tiên phong, đối đầu và giải quyết các khó khăn này. Doanh nghiệp cần tổ chức các khóa đào tạo, huấn luyện lực lượng lao động, giúp họ xây dựng các kỹ năng cần thiết cho sự chuyển đổi. Bằng cách đầu tư sớm vào yếu tố con người, doanh nghiệp mới có thể đi trước một bước trong cạnh tranh với đối thủ.

 

  • Vấn đề ngân sách của doanh nghiệp trong suốt quá trình chuyển đổi số

 

Sẽ rất hoàn hảo nếu doanh nghiệp có một nguồn tài chính vô tận. Thật không may, điều này không bao giờ là sự thật. Đa số doanh nghiệp luôn phải đối mặt với những vấn đề về ngân sách trong hành trình chuyển đổi kỹ thuật số.

Mặc dù việc chuyển đổi kỹ thuật số sẽ yêu cầu các khoản đầu tư khá lớn cho quy trình, cho công nghệ, đầu tư vào nhân sự, vào khách hàng, nhưng hãy nhớ rằng, đây không phải là một cuộc đua. Khi xây dựng chiến lược, hãy sử dụng ngân sách như một bài kiểm tra thực tế để xét xem doanh nghiệp có thể xử lý và giải quyết chiến lược được đến đâu. Hãy thực hiện một kế hoạch gồm nhiều giai đoạn trong nhiều năm để tránh đặt doanh nghiệp vào tình trạng phải đối mặt với các vấn đề về ngân sách.

 

  •  Những rào cản pháp lý trong việc triển khai ngân hàng kỹ thuật số:

 

Các chuyên gia tại hội nghị cũng đang tập trung vào vấn đề thiếu quy định về quản lý các dịch vụ kỹ thuật số.

Bà Hằng phát biểu rằng: “Không có khuôn khổ pháp lý nào cho việc chia sẻ, lưu trữ và khai thác dữ liệu”.

Ông Nguyên cũng cho biết: “Chính phủ nên tạo ra một khuôn khổ quy định để có thể áp dụng các công nghệ kỹ thuật số mới.

Ngoài ra, ông Nguyên cũng kêu gọi soạn ra các quy định về fintech để phục vụ các khách hàng.

Về khuôn khổ pháp lý, ông Dũng cho rằng chính phủ cần phải chỉ đạo các bộ, ngành liên quan để tạo cơ sở dữ liệu quốc gia, cho phép mở, chia sẻ và kết nối với các dịch vụ như ngân hàng, viễn thông và bảo hiểm.

Ông còn nói thêm: “Chính phủ nên đưa ra khuôn khổ pháp lý về bảo mật dữ liệu người dùng và bảo mật thông tin để tạo ra một hệ thống giao dịch kỹ thuật số an toàn và đáng tin cậy”.


Tại Innotech Vietnam, chúng tôi cung cấp nhiều dịch vụ về phần mềm với việc áp dụng công nghệ tiên tiến, giải pháp sáng tạo để đáp ứng nhu cầu và mong đợi từ khách hàng. Chúng tôi luôn đặt chất lượng sản phẩm, dịch vụ lên hàng đầu với đội ngũ chuyên nghiệp và giàu kinh nghiệm để có thể mang lại giá trị tốt nhất cho khách hàng.

Bạn đang tìm kiếm một giải pháp về Digital banking development, hãy liên hệ với các chuyên gia của Innotech để được tư vấn về case study của mình.

Email: [email protected]

We’re here to help and answer any question you might have. We look forward to hearing from you.